Đào tạo nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 22 tháng 10, 2020

Nằm trong khuôn khổ triển khai các hoạt động thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) trong năm 2020

 Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (Trung tâm TSC) đã tổ chức 03 khoá đào tạo nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn 03 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Nguyên.

Tại Hải Phòng, khoá đào tạo nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tổ chức trong 3 ngày 18-20/11/2020 tại khách sạn Nam Cường, 47 Lạch Tray.

Ảnh đào tạo tại TP. Hải Phòng

Tại Thái Nguyên, khoá đào tạo nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tổ chức trong 3 ngày 22-24/11/2020 tại khách sạn Đông Á, 668 Phan Đình Phùng.

../Downloads/DT3.jpg

Ảnh đào tạo tại Thái Nguyên

Tại Hà Nội, Trung tâm TSC đã tổ chức khoá đào tạo nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong 3 ngày 24-26/11/2020 tại khách sạn Hoà Bình, 27 Lý Thường Kiệt.

Ảnh đào tạo tại TP. Hà Nội

Giảng viên là các chuyên gia của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, chẳng hạn như:

Về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Bà Trương Thị Nam Thắng - Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp CISE, chia sẻ: Hiện nay, các quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nhưng nhiều nội dung cần hướng dẫn cụ thể vẫn chưa có dẫn đến tình trạng khó triển khai các quy định và chính sách trên thực tế. Hệ thống thể chế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hiện đang vẫn thiếu khung pháp lý với các quy định phù hợp cho các loại hình kinh doanh mới này. Đây là rào cản lớn khiến các DN khởi nghiệp Việt Nam khó tiếp cận vốn và hoạt động. Từ những rào cản trong chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay, Các Tổ chức hỗ trợ cần sát sao nâng cao kiến thức, hiểu biết về hệ thống chính sách pháp luật hiện nay cho các doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động đăng ký, vay vốn, gọi vốn. Đồng thời, làm rõ thực trạng chính sách khởi nghiệp địa phương, lấy cơ sở để vận động các nhà hoạch định chính sách hoàn thiện hệ thống chính sách cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Về lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Ông Vũ Mạnh Hùng – Chuyên gia về Sở hữu trí tuệ, Giám đốc Công ty Luật Vũ Gia chia sẻ về vai trò quan trọng của Sở hữu trí tuệ . Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Trong khi đó, quyền sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và thu hút nguồn vốn tài chính đến việc xuất khẩu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông qua các hợp đồng li-xăng hoặc nhượng quyền kinh doanh. Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản nhằm nghiên cứu đánh giá chất lượng, thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Sản phẩm sẽ được cơ quan có thẩm quyền gắn nhắn hiệu, được bảo hộ và sử dụng trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm.

Về Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Ông Trần Kiên - Giám đốc Công ty Luật và Tư vấn LETO, cung cấp các thông tin hết sức quan trọng trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Theo đó, để một doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo muốn gia tăng tài sản và chiếm lĩnh thị trường thì cần có sự tận dụng tối đa đối với nghiên cứu và phát triển sáng tạo sản phẩm. Chính tại thời điểm này, các thủ tục pháp lý liên quan đến lưu hành sản phẩm của doanh nghiệp trở thành một vấn đề cần thực sự lưu tâm, đặc biệt là các văn bản pháp lý: Luật chất lượng, sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật; Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật; Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ : Thông tư quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ : Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá; Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải; Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ thông tin và truyền thông; Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN – Bộ Khoa học & Công nghệ quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sản phẩm muốn lưu hành trên thị trường bắt buộc phải áp dụng theo thứ tự: Công bố hợp quy theo QCVN; Công bố theo quy định của VBPL chuyên ngành quy định nếu sản phẩm đã có VBPL chuyên ngành quy định; Nếu không có QCVN, VBPL chuyên ngành quy định thì doanh nghiệp tự công bố và tự chịu trách nhiệm khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường theo tiêu chuẩn cơ sở (TCVN) của doanh nghiệp.

Khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức về xây dựng hệ sinh thái ĐMST tại địa phương, cơ chế chính sách, văn bản pháp luật, quản trị, phát triển thị trường cho doanh nghiệp ĐMST; nâng cao năng lực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; và các kỹ năng, kiến thức liên quan đến tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST. Các khoá đào tạo nhận được sự quan tâm và tham dự của rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST.

Các tin cùng chuyên mục

Gallery

Bản tin đa phương tiện

Chuyên Đề Truyền Thông Về Phát Triển Thị Trường KH&CN 2016