Hội thảo Tư vấn hỗ trợ nâng cao năng lực.

Ngày 19 tháng 10, 2020

Hội thảo Tư vấn hỗ trợ nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hải Phòng năm 2020

Nằm trong khuôn khổ triển khai các hoạt động thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) trong năm 2020, Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ đã tổ chức Hội thảo Tư vấn hỗ trợ nâng cao năng lực về chính sách, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tại TP. Hải Phòng ngày 19/10/2020.

Hội thảo do Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (TSC) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) tổ chức ngày 19/10/2020 tại Khách sạn Nam Cường, 47 Lạch Tray, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng. Trong hội thảo, bà Trương Thị Nam Thắng- Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (CSIE) phát biểu dẫn đề hội thảo và trình bày về Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Bình thường mới. Theo bà Thắng, khái niệm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo được sử dụng rộng rãi những năm gần đây và tại Việt Nam, các doanh nghiệp được xem là Doanh nghiệp Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam được trên thời gian thành lập (dưới 5 năm thành lập) , thay vì dựa trên giai đoạn hình thành như ở các nước phương Tây. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã hình thành và bao gồm đầy đủ các thành phần quan trọng: các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, trường đại học, mạng lưới các huấn luyện viên, tư vấn, các cơ sở hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp tại các trường đại học, viện nghiên cứu… Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không nên chờ đợi vào các hỗ trợ mà cần phải nỗ lực nâng cao năng lực và năng động tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội để vượt qua giai đoạn khó khăn hậu Covid-19.

Tiếp theo chương trình, ông Trần Nam Long – Giám đốc Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Việt Á chia sẻ về Sở hữu trí tuệ: Khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ông Long cho biết: Sở hữu trí tuệ là công cụ để sáng tạo và phát triển. Sáng tạo là động lực phát triển của xã hội, do đó việc bảo vệ và thúc đẩy sự sáng tạo là nhu cầu tự thân của mọi xã hội. Khái niệm Sở hữu trí tuệ xuất phát từ phương Tây. Do sự khác biệt trong văn hóa từ xa xưa, khi người phương Đông thường giấu kín và thần thóa những sáng tạo, phát minh mới, trong khi phương Tây lại công bố để đổi lấy độc quyền, đồng thời là đó là sức ép để sáng tạo và phát triển hơn. Tuy nhiên, ông Long chia sẻ các doanh nghiệp cũng cần tiếp cận Sở hữu trí tuệ theo khía cạnh thương mại và sử dụng Sở hữu trí tuệ như một công cụ kinh doanh. Khi các đối, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể sử dụng và khai thác giá trị kinh tế của các bản quyền trên.

Đến buổi chiều, ông Ngô Văn Mạc, Phó Giám đốc, Trung tâm thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng trình bày về vai trò của Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đối với Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo và các tổ chức trung gian hỗ trợ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo. Việc xác định tiêu chuẩn và đo lường chất lượng là một việc rất quan trọng và cần thiết xuyên suốt quá trình hình thành/phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng thường không chú trọng đến việc xây dựng tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp mình, dẫn đến nhiều bất lợi, trong đó có thể kể đến bất lợi lớn về hoạt động tiếp cận thị trường quốc tế. Bà Cao Vân Anh – Phó Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Hải Phòng chia sẻ kiến thức về Tổng quan Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Hải Phòng. Từ góc độ chuyên gia trong lĩnh vực Kinh tế và giữ vai trò Tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Thụy chia sẻ Hải Phòng có nhiều lợi thế và cũng là thành phố đi đầu trong phong trao xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có nhiều dự án thành công trong các cuộc thi của TECHFEST. Tiếp cận từ các khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương, Hải Phòng luôn nỗ lực giải quyết và tháo gỡ các khó khăn của các doanh nghiệp, từ đó giúp hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương phát triển. Tiến sĩ Đỗ Minh Thụy – Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Hải Phòng trình bày về vai trò của quyền Sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp: góc nhìn thực tế từ hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Hải Phòng.

Cuối chương trình là phiên thảo luận về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong “Bình thường mới”. Tình hình dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Đại dịch cũng làm bộc lộ ra những hạn chế của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, kể cả những doanh nghiệp đã lớn mạnh trên thế giới.

Các tin cùng chuyên mục

Tin tức

Bản tin đa phương tiện

Chuyên Đề Truyền Thông Về Phát Triển Thị Trường KH&CN 2016